$420
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của lo gan. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ lo gan.Theo Đài CNN, tính đến ngày 9.1 đã xảy ra 5 vụ cháy lớn ở California, trong đó vụ hỏa hoạn khởi đầu và cũng nghiêm trọng nhất là đám cháy Palisades bùng phát ở khu phố Pacific Palisades, khi ngọn lửa đã lan rộng hơn 6.400 ha và chưa thể khống chế. Vụ cháy theo sau ở vùng Eaton Canyon cũng đã thiêu rụi hơn 4.200 ha. Đám cháy Hurst (đã lan rộng 345 ha), Lidla (140 ha) và Sunset (25 ha) lần lượt xuất hiện khiến công tác huy động nhân lực dập lửa càng thêm thách thức.Truyền thông Mỹ cho hay sức gió đến từ cơn gió mùa Santa Ana đã giảm tạo điều kiện cho việc triển khai trực thăng để dập lửa từ trên không. Trước đó, những cơn gió giật lên đến 160 km/giờ tại California khiến máy bay không thể cất cánh. Phóng viên Leigh Waldman của CNN tại hiện trường nói rằng: “Mọi người hay mô tả đây là tận thế nhưng điều đó còn không bao quát hết sự việc”.Thống đốc California Gavin Newsom nói rằng hơn 7.500 lính cứu hỏa được triển khai để dập lửa. Trong khi đó, các chuyên gia cho biết những cơn gió đã giảm độ nghiêm trọng, song hỏa hoạn dự kiến kéo dài đến hết ngày 10.1. Đám cháy Palisades đã phá hủy hơn 1.000 công trình, hơn 450.000 hộ dân và doanh nghiệp mất điện, trong khi tiểu bang California phải ban hành lệnh sơ tán bắt buộc 100.000 người, theo NBC News.Nhà Trắng ngày 8.1 cho hay Tổng thống Mỹ Joe Biden ban đầu có lịch trình công du Ý tuần này, vốn sẽ là chuyến công du cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hủy khi ông Biden sẽ ở lại Mỹ để điều phối hoạt động liên bang nhằm khống chế vụ cháy và hỗ trợ người bị ảnh hưởng. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của lo gan. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ lo gan.Lời di nguyện ấy như một ngọn lửa thắp sáng trong lòng anh P.L.T.N, khiến anh không thể chần chừ. Dù trong nỗi đau thương tột cùng khi phải chia tay người ba thân yêu nhất, anh N. đã nén chặt cảm xúc và quyết định thực hiện di nguyện của ba, cũng chính là tâm nguyện của cả gia đình. Anh hiến tặng giác mạc của ba mình cho những người thiếu may mắn, những người chưa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng cuộc đời.Vào lúc 15 giờ ngày 8.3, nén nỗi đau thương, anh N. liên lạc với Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 để xin hiến tặng giác mạc của người ba yêu quý. Anh N cho biết ba anh là ông P.C.N (75 tuổi), ông qua đời do bệnh lao phổi, tiểu đường. Khi anh gọi điện, ba anh đã rất mệt, thở dốc, mạch đã rất yếu. Biết thời gian không còn nhiều, anh quyết định thực hiện di nguyện của ba mình, cũng là tâm nguyện chung của cả gia đình - hiến tặng giác mạc của ông cho những người kém may mắn, giúp họ tìm lại ánh sáng trong cuộc sống. Trong khoảnh khắc giác mạc được lấy, anh N. hy vọng rằng một ngày nào đó, nếu có duyên, anh sẽ lại được nhìn thấy ánh mắt của ba mình.Anh N. chia sẻ: “Mong rằng giác mạc được hiến tặng sẽ tương thích và nhanh chóng được ghép cho những bệnh nhân đang cần, để họ có thể nhìn thấy được thật nhiều sự tốt đẹp trong cuộc sống”. Gia đình anh N. cũng hy vọng rằng sẽ có thật nhiều bệnh nhân bị giảm thị lực được phục hồi ánh sáng nhờ những giác mạc hiến tặng. Chiều 8.3, các nhân viên Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận được cuộc điện thoại từ anh N. (sống ở TP.HCM) với mong muốn hiến tặng giác mạc của ba. Ngay lập tức, bệnh viện triển khai các lực lượng nhân viên, ê kíp, trang thiết bị, tức tốc lên đường bay đến TP.HCM. Mục tiêu hàng đầu là thu nhận giác mạc của người hiến trong thời gian sớm nhất. Đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể, để mang lại hy vọng cho những người được giúp đỡ. “Khi chúng tôi đến, khung cảnh thật trang nghiêm. Cụ an nghỉ thanh thản, gia đình tề tựu xung quanh. Các y bác sĩ từ Bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã kịp thời có mặt. Sau các thủ tục cần thiết, quá trình thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng và cẩn trọng" chị Nguyễn Trần Thùy Dương, cán bộ Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ. Mặc dù công tác thu nhận giác mạc diễn ra khẩn trương, nhưng không khí vẫn rất trang nghiêm và tĩnh lặng. Đến khuya, sau khi thu nhận giác mạc xong, cả ê kíp nhanh chóng di chuyển đến sân bay để trở về Hà Nội. Với hai giác mạc thu nhận được từ ông N., ít nhất hai người khiếm thị vì bệnh lý giác mạc sẽ có cơ hội tìm lại ánh sáng, mang theo niềm hy vọng mới cho những số phận bất hạnh. Chia sẻ với Báo Thanh Niên, anh N. cho biết trước đây anh từng là một nhà báo. Hiện nay, anh vừa tốt nghiệp chuyên ngành y sĩ y học cổ truyền, đồng thời đang thực tập tại một bệnh viện ở TP.HCM. Anh chia sẻ rằng mục đích học y của anh là để có thể đồng hành và hỗ trợ ba mình trong việc trị liệu, tập luyện khi ông về già. Tuy nhiên, anh không ngờ rằng mình lại phải áp dụng những kiến thức y học vào việc chăm sóc cho ba quá sớm. Và cũng quá muộn để có thể cùng ông điều trị bệnh. "Mọi người nên cứng rắn hơn để cho ba mẹ phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Các phụ huynh viện nhiều lý do không đi bệnh viện khám đến khi bệnh nặng mới bắt đầu chữa trị thì sức khỏe khó phục hồi như trước”, anh N. tâm sự. ️
Bên cạnh vai trò đóng góp của Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại, công lao của nhiều quan chức khác có liên quan cũng đã dần được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta ít biết hơn về hoạt động của những nhân vật cấp thấp, những người trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh.Tháng 10.2024, chúng tôi có dịp tiếp xúc với hậu duệ của ông Lê Văn Huề - một quân nhân cấp thấp từng trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh Vĩnh Tế - ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là anh Lê Trọng Tiến và được chia sẻ các tư liệu mà gia đình đang lưu trữ.Khối tư liệu bao gồm các giấy tờ liên quan tới Lê Văn Huề từ năm 1814 đến năm 1836, trong đó có 3 văn kiện quan trọng giúp hiểu rõ vai trò của Lê Văn Huề trong đợt đào kênh Vĩnh Tế thứ ba, cũng như công tác điều động và giải tán dân phu của cuộc đào ấy.Theo chính lời khai của Lê Văn Huề, ông sinh năm Ất Tỵ [1785]. Không rõ cha mẹ ông là ai, có lai lịch thế nào. Ký ức gia đình họ Lê ở Thốt Nốt xem Lê Văn Huề là ông tổ. Năm 1806, Lê Quang Định tả rạch Thốt Nốt "hai bên đều có dân cư và ruộng vườn". Tờ chiếu năm 1822 ghi Lê Văn Huề quê ở thôn Thới Hòa Trung, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Về sau thôn này đổi tên thành thôn Thạnh Hòa Trung.Địa bạ thôn Thạnh Hòa Trung năm 1836 ghi tên nhiều chủ đất họ Lê như Lê Văn Thông, Lê Văn Huyền, Lê Văn Vạn, Lê Thị Phượng... Chi tiết này cho thấy dòng họ Lê đã tới và khai khẩn vùng Thốt Nốt từ lâu. Bản thân Lê Văn Huề cũng sở hữu một số sở đất và sở vườn. Trước khi lập địa bạ, Lê Văn Huề cùng Nguyễn Thị Lợi đã khai khẩn một số ruộng đất. Ngoài ra, ông còn cùng ba người khác là Văn Đức Hương, danh Quý, danh Đằng khai khẩn nhiều ruộng đất. Lúc lập địa bạ, Lê Văn Huề còn sở hữu một sở điền 21 mẫu, một sở điền 30 mẫu (chung với Lê Văn Hội), một sở vườn 4 mẫu và một sở vườn 3 mẫu (chung với Lê Văn Hội).Năm 1814, lúc 29 tuổi, Lê Văn Huề được chọn vào quân ngũ. Ông được bổ vào đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền thuộc trấn Vĩnh Thanh. Ít lâu sau, vì "được việc, có năng lực và chuyên cần với công vụ", ông được cử làm tiện nghi Đội trưởng của thập 4 của đội ấy, rồi sau đổi sang thập 3. Năm 1822, đúng kỳ khảo khóa, Lê Văn Huề được thực thụ Đội trưởng ở thập 3, đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền, được ban tước Huề Tài bá.Vào thời đó, công tác đào kênh Vĩnh Tế đã đi vào giai đoạn chót. Cuối năm Minh Mạng thứ 4 (1823), nhà vua ra lệnh điều động dân phu 5 trấn Phan Yên, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên tiếp tục việc đào kênh. Ngày nay, con cháu họ Lê ở Thốt Nốt còn giữ được 3 văn kiện cấp cho Huề Tài bá Lê Văn Huề, ra lệnh về việc tổ chức binh dân đi đào kênh Vĩnh Tế. Nhờ đó, ta biết được tình hình tổ chức điều động thời đó.Tờ trát đề ngày 15 tháng giêng năm Minh Mạng thứ 5 (1824) do quan Khâm sai Vĩnh Thanh trấn giao cho Đội trưởng đội 2 của cơ Vĩnh Bảo Trung là Dũng Tài bá Nguyễn Văn Dũng, Đội trưởng đội 3 của cơ Vĩnh Bảo Tiền là Huề Tài bá Lê Văn Huề đi đốc thúc Tri huyện Vĩnh An chiêu tập dân phu. Dân phu được lệnh chuẩn bị dụng cụ, cùng với các hạng tre trúc, rạ lợp. Thời hạn là ngày 25 tháng giêng, mọi người phải có mặt ở đồn Châu Đốc để nhận phần đất phải đào. Số lượng điều động là 1.383, bao gồm cả chức dịch và dân phu.Đến ngày 28 tháng giêng, quan trấn Vĩnh Thanh lại cấp tờ trát cho Huề Tài bá Lê Văn Huề coi sóc toán Vĩnh Nhất để tiến hành đào kênh. Sử sách cho biết phần nhiệm vụ của đợt này là đào mở rộng 1.700 trượng đường kênh còn lại, sau đó khơi rộng đường kênh chảy qua đầm Náo Khẩu Ca Âm. Ngày mùng một tháng năm cùng năm [1824], Bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại cấp cho Lê Văn Huề tờ bằng xác nhận đã hoàn thành công việc, được trở về quân thứ làm việc.Kênh Vĩnh Tế hoàn thành là một thắng lợi cho giao thông, thương mại và nông nghiệp trên tuyến Châu Đốc - Hà Tiên. Vua Minh Mạng nhân dịp này đã ban thưởng "kỷ lục" (một dạng công điểm) và vàng lụa cho những người tham gia theo thứ bậc khác nhau. Bản thân Lê Văn Huề trở lại quân ngũ. Ông đi lính đến năm 1832 thì được lệnh chở của kho ra Huế dâng nạp, trở về theo quân thứ Gia Định tham gia dẹp loạn Lê Văn Khôi, rồi theo quân thứ An Giang đánh trả quân Xiêm xâm lược. Năm 1834, Lê Văn Huề bị bệnh mắt nên xin về nghỉ để điều trị, rồi đến năm 1836 thì xin nghỉ hẳn. Ngày nay con cháu họ Lê còn chăm sóc mộ phần và nhà thờ Huề Tài bá Lê Văn Huề ở Thốt Nốt. ️
"Về để được vỗ, vỗ để nhớ mà về. Mọi người ơi, khỏe để trở về nha mọi người…", lời bài hát nhạc nền trong đoạn clip của đại gia đình hơn 20 thành viên trao nhau những cái ôm chỉ vài câu, nhưng khiến nhiều người rơi nước mắt xúc động.Trong video, các thành viên trong gia đình 3 thế hệ mặc áo thun trắng, ông bà cụ tóc bạc trắng dùng màu acrylic xanh - đỏ tô đậm lên bàn tay, lần lượt ôm con cháu để vẽ dấu tay của mình lên lưng áo.Nguyễn Phương Kiều Lâm (24 tuổi) cho biết, đoạn clip được quay trưa mùng 1 tết tại nhà ông bà ngoại của mình ở xã Hành Thiện (TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi). Là người đưa ra ý tưởng, Kiều Lâm bàn bạc với các anh chị em, sau đó gửi vào nhóm chat gia đình xin ý kiến cậu, mợ và ông bà. Nhận tin nhắn, mọi người hưởng ứng nhiệt tình.Khoảnh khắc cậu, mợ và ông bà trao nhau những cái ôm đầu tiên khiến không khí ngày tết ấm áp hơn bao giờ hết, ai cũng rạng rỡ, cười tươi như hoa. "Nhà mình mọi người thương ông bà nhưng ngại thể hiện. Được ôm ông bà thật sự là hạnh phúc khó tả, giống như được quay về thời thơ ấu, không cần suy nghĩ gì, chỉ cần chạy ào đến ôm ông bà, được vỗ về, mọi áp lực dường như tan biến hết. Khoảnh khắc ấy chỉ tồn tại niềm vui, hạnh phúc và tình yêu thương trọn vẹn", Kiều Lâm xúc động.Ban đầu, cô gái 24 tuổi làm clip này chỉ để lưu giữ kỷ niệm đẹp cho gia đình và đăng lên trang cá nhân. Bất ngờ đoạn clip hút hơn 600.000 lượt xem cùng hàng trăm bình luận. Nhiều tài khoản cho biết rưng rưng, suýt khóc khi xem khoảnh khắc gia đình ôm nhau vỗ về này.Mẹ của Kiều Lâm đã ngồi đọc từng bình luận cho cả nhà nghe, ông bà ngoại hạnh phúc cười át cả tiếng nhạc, những giây phút ấy khiến cả nhà xích lại gần nhau hơn.Bà Trần Thị Hồng (80 tuổi) cho biết, ông bà có 6 người con và 17 cháu nội, ngoại. Mỗi năm tết đến, con cháu thường về sum họp ở nhà ông bà, chơi đùa, ăn uống, tối đến cả nhà ngồi trò chuyện nhịp cả căn nhà nhỏ.Cụ bà chia sẻ: "Nhìn mấy đứa con hòa thuận là hạnh phúc tuổi già. Bình thường tôi ít ôm con cháu, chỉ lâu lâu có những cái vỗ vai dặn dò. Cảm giác lúc ôm con cháu để vẽ lên áo rất vui, nhìn từng đứa con, đứa cháu ngày nào còn bế trên tay nay đã lớn khôn nên người, vừa hạnh phúc vừa tự hào".Đã trở lại TP.HCM sau chuỗi ngày tết bên gia đình, ông Nguyễn Đình Thông (46 tuổi), con trai út của cụ Hồng, vẫn còn thấy như có dòng điện chạy trong người vì "ôm cha mẹ sướng không tả nổi". Đây là năm đầu tiên đại gia đình ông Thông có áo đồng phục, cùng nhau quay clip kỷ niệm. Mỗi lần có dịp về thăm nhà, ông chỉ ngồi kế bên ôm vỗ vai cha mẹ hỏi thăm sức khỏe."Người lớn trong nhà hay ngại, nhưng con cháu động viên thì cùng ôm cha mẹ thực hiện, có mấy người anh tôi tóc điểm bạc ôm cha tóc bạc trắng nhìn rất hạnh phúc, thực hiện xong thì thấy sướng quá trời. Để có cơ hội ôm cha mẹ già, có con cháu trong nhà cùng chứng kiến vậy khó lắm. Năm nay dù chưa đủ hết các thành viên trong gia đình, nhưng chúng tôi đã gọi video để 2 anh ở xa cùng xem khoảnh khắc ấy. Ai cũng rạng rỡ cười hạnh phúc", ông Thông tâm sự. ️